- 14/09/2016
- 4977 lượt xem
- Chia sẻ
Một số cách để mang lại hạnh phúc cho nhân viên, giúp họ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với doanh nghiệp của mình.
GIÚP NHÂN VIÊN THOẢI MÁI KHI LÀM VIỆC, LÀ LÃNH ĐẠO BẠN NÊN LÀM GÌ?
Môi trường làm việc
- Sự u ám ảm đạm có thể gây nên sự ù lì biếng nhác trong công việc. Vì vậy hãy cố gắng tạo một không gian làm việc đầy đủ ánh sáng và thông thoáng cho nhân viên của bạn.
- Nếu có thể hãy làm một phòng nghỉ ngơi, nơi nhân viên có thể thư giãn và ăn trưa. Tạm rời xa bàn làm việc trong một khoảng thời gian ngắn sẽ giúp mọi người hăng hái và tập trung vào công việc hơn khi quay trở lại làm việc.
- Tạo không khí làm việc thoải mái. Phần lớn thời gian trong ngày của mọi người là ở văn phòng, vì vậy hãy chắc chắn rằng các nhân viên cảm thấy thích thú khi đến đây mỗi ngày.
- Đáp ứng mọi nhu cầu vật chất phục vụ cho công việc. Khi nhân viên được cung cấp đầy đủ các công cụ cần thiết để hoàn thành công việc, họ sẽ cảm thấy có động lực làm việc và gắn kết với công ty hơn.
Mục tiêu và khen thưởng
- Tổ chức ăn mừng những sự kiện có ý nghĩa với nhân viên như sinh nhật, đám cưới hay thăng chức…
- Sử dụng bản tin để khen thưởng nhân viên, những người có thành tích là việc tốt nhất trong tháng. Hãy để mọi người trong công ty tán thưởng thành công của họ.
- Giữ chân nhân viên bằng cách gắn kết mục tiêu cá nhân của họ vào mục tiêu chung của công ty. Làm việc có mục tiêu và vì lợi ích chung sẽ là động lực giúp họ làm việc hiệu quả hơn.
- Những khoản tiền thưởng hay việc được ăn mặc thoải mái đến công sở vào ngày thứ sáu sẽ rất hiệu quả trong việc khích lệ tinh thần nhân viên. Ngoài ra, công ty cũng cần quan tâm đến sức khỏe của nhân viên bằng các chính sách đãi ngộ như bảo hiểm y tế.
Giải tỏa căng thẳng
- Thỉnh thoảng nên dành ra một ngày cho những sinh hoạt vui chơi tập thể để nhân viên được thực sự thư giãn.
- Hãy để nhân viên thoải mái thể hiện bản thân, ăn mặc thoải mái miễn phù hợp với nơi làm việc. Bạn có thể cho họ lời khuyên nhưng đừng quá nghiêm khắc.
- Để tránh tình trạng căng thẳng ở nơi làm việc, hãy linh động chẳng hạn cho nhân viên về sớm vào ngày cuối tuần hay đi làm trễ vào ngày thứ hai. Những động thái nhỏ này nhưng luôn mang lại hiệu quả.
- Việc đi lại sẽ giúp giảm căng thẳng, giúp con người trở nên vui vẻ và phấn chấn hơn. Vì vậy hãy khuyến khích việc rèn luyện thể chất, sắp xếp các cuộc họp hay gặp gỡ bàn công việc bên ngoài văn phòng.
- Sự gắn kết sẽ giúp nhân viên luôn sát cánh cùng công ty vượt qua những khó khăn. Vì vậy hãy tận dụng mọi cơ hội để gây thiện cảm với nhân viên, như cùng ăn trưa với họ chẳng hạn.
Bí quyết quản trị
- Khuyến khích nhân viên nghỉ phép đi du lịch. Chuyến đi nghỉ sẽ giúp họ nạp đầy năng lượng để quay trở lại với công việc.
- Thử thách và thi đua, điều này giúp tăng hiệu quả trong công việc và tinh thần đồng đội, khích lệ nhân viên trở nên gắn kết với dự án.
- Mọi người đều muốn cảm thất công việc của họ là rất quan trọng. Vì vậy hãy chủ động cho họ thấy giá trị của họ trong công việc.
- Hãy giải tỏa sự căng thẳng hoặc các vấn đề của nhân viên một cách riêng tư, tránh tác động đến cả nhóm hoặc toàn công ty.
- Hãy đảm bảo các cấp quản lý được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Nên chú ý đến mối quan hệ giữa người quản lý trực tiếp và nhân viên của họ, vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến tác phong làm việc và sự hài lòng của nhân viên.
Tập thể
- Huấn luyện nhân viên suy nghĩ tích cực kể cả trong công việc và trong cuộc sống. Suy nghĩ tích cực giúp giảm stress và góp phần tạo nên một phong thái luôn phấn chấn và yêu đời.
- Sự hợp tác và tinh thần tập thể rất quan trọng. Hãy cho phép nhân viên thoải mái kết thân với nhau, tự xây dựng các mối quan hệ trong công việc.
- Nếu có thể, hãy tạo điều kiện cho nhân viên tự sắp xếp lịch làm việc, họ sẽ làm việc tốt hơn và có trách nhiệm hơn.
- Việc không được đánh giá đúng sự nỗ lực của bản thân sẽ dẫn đến tình trạng chán nản và mất động lực làm việc.
- Hãy tổ chức các sự kiện kết nối trong nội bộ công ty, giúp nhân viên xây dựng các mối quan hệ và hiểu rõ hơn về công ty, họ sẽ gắn bó với công ty hơn.
Cá nhân
- Tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các hội thảo, khóa học để trau dồi các kỹ năng, tài năng mà họ có hoặc bạn thất ở họ.
- Đặt ra những mục tiêu rõ rang và khả thi để thúc đẩy mọi người cùng làm việc vì một mục tiêu cụ thể.
- Nếu có điều kiện, hãy cho nhân viên được làm những công việc mà họ đam mê, như tình nguyện viên hay tham gia vào một dự án mới của công ty.
- Thu nhập không phải là tất cả nhưng là một yếu tố rất quan trọng. Không thể trả công thấp hơn những gì mà một người xứng đáng. Điều đó sẽ dẫn đến sự chán nản, mất động lực làm việc.
- Hãy hỏi nhân viên về động lực thúc đẩy họ làm việc tốt hơn cũng như những khó khăn của họ trong công việc, và giải quyết điều đó.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC